Kết quả tìm kiếm cho "máy cuộn rơm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 96
Mùa lúa chín vừa gặt xong, nông dân tất bật vệ sinh đồng ruộng, cày ải, phơi đất chuẩn bị gieo sạ vụ tiếp theo. Quanh năm, bà con quần quật trên đồng để mang hạt ngọc vươn xa thế giới.
UBND tỉnh vừa trả lời kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp quyền sử dụng đất, vùng nuôi chim yến, hướng dẫn xử lý rơm rạ sau thu hoạch...
Cái nắng ban trưa chiếu xuống những cánh đồng lúa vàng óng, những chiếc máy gặt đập liên hợp chạy hối hả trên đồng. Cặp dòng kênh, nhiều chiếc ghe chành mũi đỏ đậu san sát nhau chờ cân lúa, thu mua rơm, tạo nên không khí ngày mùa nhộn nhịp trên đồng.
Nông nghiệp được tiếp tục xác định là nền tảng, là bệ đỡ của ngành kinh tế tỉnh. Thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành, đưa nền sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng trưởng ổn định về sản lượng và chất lượng. Kinh tế nông thôn phát triển, gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh chú trọng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất trên cùng 1 diện tích canh tác. Từ đó, từng bước hướng tới nền nông nghiệp phát triển hiện đại, toàn diện và bền vững.
Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch lúa thường đốt rơm ngay tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nông dân tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm, làm phân bón cùng nhiều hoạt động phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Các cấp hội nông dân ở huyện Tri Tôn đã phát huy vai trò cầu nối, làm thay đổi đời sống vật chất lẫn tinh thần của hội viên và nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. An Giang có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn tốt, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực vì sự phát triển bền vững.
Mùa lúa chín, trên các cánh đồng đê bao rộn ràng bởi tiếng máy gặt đập liên hợp chạy hối hả thu hoạch lúa. Dưới kênh, ghe, xuồng chở lúa của hàng xáo đến và đi tấp nập, tạo nên bức tranh sống động của làng quê trù phú.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Mờ sáng, những chiếc xuồng cui chầm chậm rẻ nước phù sa chở đủ loại “đồ ăn, thức uống” rong ruổi quanh chợ nổi, phục vụ khách thương hồ. Quanh năm, họ lấy xuồng làm phương tiện, bến chợ mưu sinh bồng bềnh theo sóng nước.